Chi tiết tin tức - Huyện Cồn Cỏ

HỒ SƠ, DANH MỤC VỀ HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ, TỈNH QUẢNG TRỊ

05/10/2022 3126 0

1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Thực hiện theo Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 23/02/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ nhằm khai thác có hiệu quả và phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế đặc biệt là lợi thế về vị trí địa kinh tế, địa chính trị của vùng biển đảo Cồn Cỏ. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển đảo Cồn Cỏ với sự phát triển trong khu vực, nhất là Khu du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt, cảng biển Cửa Việt, thành phố Đông Hà, khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Phát triển đảo Cồn Cỏ theo hướng mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới.Phát triển từng bước có chọn lọc, hiệu quả và bền vững, tiến tới xây dựng Cồn Cỏ thành huyện đảo có kinh tế năng động, trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của tỉnh Quảng Trị. Từng bước đưa Cồn Cỏ trở thành một đỉnh trong tam giác phát triển du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt- Cồn Cỏ, trong vùng phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh Quảng Trị.

2. Định hướng phát triển của địa phương giai đoạn 2021-2025
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, trọng tâm là du lịch, dịch vụ. 
+ Phát triển du lịch, dịch vụ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện; nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có, quan tâm phát triển dịch vụ lưu trú, hình thành một số dịch vụ mới phù hợp. Thực hiện có hiệu quả Đề án mở tuyến du lịch ra đảo Cồn Cỏ. Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến, liên doanh, liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong tỉnh, các trung tâm lữ hành trong nước và quốc tế để du lịch đảo Cồn Cỏ được phát triển và kết nối rộng rãi. Kêu gọi đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cho du lịch đảo Cồn Cỏ; từng bước hoàn thiện các điều kiện, làm cơ sở để phấn đấu đến năm 2030 tổ chức được 02 - 03 tour du lịch chất lượng cao ra đảo Cồn Cỏ.
+ Rà soát bổ sung hoàn chỉnh các loại quy hoạch đã được phê duyệt; trong đó, tập trung hoàn chỉnh quy hoạch đất dành cho phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch đất quốc phòng, quy hoạch du lịch.Hoàn chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện đảo Cồn Cỏ giai đoạn 2021 - 2030; tiếp tục rà soát các loại quy hoạch để đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch pháttriển tổng thể kinh tế, xã hội, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết phát triểndu lịch huyện đảo một cách hợp lý phù hợp với mục tiêu tạo dư địa cho du lịch pháttriển đảm bảo theo định hướng cơ cấu kinh tế.
+ Huy động hiệu quả các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ. Triển khai đúng kế hoạch tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện; phát huy, khai thác hiệu quả côngtrình sau khi hoàn thành, đảm bảo công năng lưỡng dụng giữa phát triển kinh tế, xãhội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; trong đó, tập trung đôn đốc, kiểm tra giám sát tiếnđộ, chất lượng công trình trên địa bàn. Đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đã đượcphê duyệt; đồng thời kiến nghị một số công trình trung và dài hạn trình UBND tỉnhđề xuất Chính phủ ghi vốn đầu tư nhằm chủ động trong tham mưu, triển khai các dựán, công trình trên địa bàn; ưu tiên hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội, trọng tâm là dulịch, dịch vụ; tiết kiệm chi hành chính, tăng chi cho đầu tư phát triển, nhằm tạo bước đột phá về cơ sở hạ tầng thúc đẩy kinh tế, xã hội của huyện phát triển.
Thực hiện các giải pháp phát triển các loại dịch vụ hiện có đảm bảo chất lượngđáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách như: Lưu trú, giải trí, ẩm thực, điểm thamquan...Đẩy mạnh các hoạt động đánh bắt, chế biến thủy hải sản, theo đó xây dựng cáccơ chế hỗ trợ vốn cho người dân, xây dựng các mô hình chế biến phù hợp với thực tếđịa phương; liên doanh, liên kết trong kinh doanh dịch vụ chế biến, bước đầu hìnhthành khu chợ hải sản làm nơi giao thương, buôn bán cho dân cư trên đảo và các chủtàu cá, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng hoạt động khai thác, chế biến Giảo CổLam; nghiên cứu xây dựng các Đề án: Chế biến thủy sản, phát triển du lịch, xem xétáp dụng mô hình như: Phục hồi, khai thác bền vững con Cua Đá đảo Cồn Cỏ, thựchiện hiệu quả một số mô hình tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Cồn Cỏ...
+ Đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi, vận động đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; trong đó, ưu tiên cho hạ tầng du lịch, dịch vụ, dịch vụ hậu cần nghề cá, thủy sản. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu kiến nghị ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án có quy mô lớn tại đảo.
+ Đổi mới nội dung và hình thức vận động, xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồnvốn từ trung ương (trọng tâm là nguồn biển Đông - Hải đảo) và nguồn xã hội hóa bênngoài; chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cácdoanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm năng, xác định ưu tiên đầu tư cho các công trình, dựán trọng điểm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội, hoàn thiện hạ tầng du lịch, dịch vụ, thủy sản...
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ công.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thời đại 4.0 vào hoạt động quản lý,điều hành, chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hànhchính, công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong triển khai thực hiệnnhiệm vụ chính trị địa phương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó tập trung đổimới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; cải cách tác phong, thái độ, tráchnhiệm thực hiện công vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ tham mưu và hoạt động củacác phòng, ban chuyên môn huyện; từng bước rà soát kiến nghị công bố bộ thủ tụchành chính cấp huyện để nghiên cứu nâng lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
+ Quan tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực.Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo chiều sâu, ưu tiên, khuyến khích pháttriển các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu khởi động lĩnh vực nuôitrồng thuỷ sản phù hợp đặc điểm, tình hình điều kiện tự nhiện của huyện. Phát triển,bảo vệ, chăm sóc rừng đi đôi với khai thác loại hình du lịch trải nghiệm, thám hiểmrừng. Khuyến khích các hộ dân áp dụng mô hình nuôi lồng, bè các loại thủy hải sản,góp phần vào phát triển du lịch bền vững. Nâng cao hiệu quả các mô hình sản xuấtcác mặt hàng đặc trưng của Cồn Cỏ và quảng bá hình ảnh, mở rộng thị trường, tiêuthụ sản phẩm; phát huy các mô hình tổ hợp tác của HLH Phụ nữ huyện; giữ vững vàphát triển thương hiệu nước mắm Cồn Cỏ. Quan tâm hình thành một số sản phẩmthương mại, hình thành các điểm bán lẽ cung cấp các mặt hàng đặc sản của địaphương... Quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiệu quả, bềnvững; làm tốt công tác PCCC; hoàn thành việc chuyển đổi rừng Cồn Cỏ thành rừngđặc dụng; làm tốt công tác VSMT để hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội, dulịch, dịch vụ. Chủ động phòng chống dịch bệnh, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thíchnghi và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Phát triển văn hóa - xã hội tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững.
+ Tổ chức sôi nổi các hoạt động văn hóa - TDTT, thông tin tuyên truyền; tăngcường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các điểm di tích lịch sử trên địa bàn gắnvới phát triển du lịch; huy động nguồn lực xây dựng nâng cấp, tôn tạo một số côngtrình tâm linh, thiết chế văn hóa; nghiên cứu đề xuất chủ trương xây dựng mới 01 khutâm linh trên đảo. Xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh có chiều sâu. Pháttriển bưu chính, viễn thông, báo chí, truyền thanh theo hướng hiện đại, tạo điều kiệnđể người dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, cáchoạt động văn hóa du lịch. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; thực hiện hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử văn hóa du lịch đảo Cồn Cỏ. 
+ Tập trung các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, trong đó quan tâm nguồn nhânlực có chất lượng cho phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ; chú trọng đào tạo nghề, kỹ năng,nghiệp vụ trong phục vụ - làm dịch vụ du lịch. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹthuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...tại các đơn vị và các hộ gia đình; xâydựng được thương hiệu, đăng ký và bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ hàng hóa cho 01 – 02sản phẩm.
+ Nâng cao chất lượng khám, điều trị và chữa trị của Trung tâm y tế Quân dâny; kiến nghị hoàn thiện, nâng cấp trang thiết bị y tế, thuốc, đội ngũ y, bác sĩ đảm bảonhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trên địa bàn; 
+ Triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ,tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; rà soát, đánh giá hiệu quả các môhình đang triển khai để nhân rộng, đồng thời tìm hiểu áp dụng một số mô hình mớiphù hợp với đặc điểm tự nhiên và xu hướng phát triển của huyện đảo Cồn Cỏ; quantâm đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ thương hiệu sản phẩm.
- Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội trên địa bàn và vùng biển thuộc đảo Cồn Cỏ quản lý.
3. Ví trị địa lý:
- Cồn Cỏ là hòn đảo nằm ở phía Đông trên vùng biển tỉnh Quảng Trị cách đất liền từ 13 đến 17 hải lý (Điểm đất liền gần nhất là mũi Lài thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh - 13 hải lý, cách Cửa Tùng 15 hải lý và cách cảng Cửa Việt 17 hải lý). Đảo Cồn Cỏ có diện tích 2,3km2 và toạ độ địa lý:
+ 17008’15’’- 17010’05’’ vĩ độ Bắc.
+ 107019’50’’- 107020’40’’ kinh độ Đông.
- Nằm án ngự ở cửa ngõ phía Nam vịnh Bắc Bộ, Cồn Cỏ là điểm để phân định đường cơ sở trong vịnh Bắc Bộ (điểm A11) do đó có ý nghĩa chiến lược trọng yếu trong mối quan hệ kinh tế - lãnh thổ và quốc phòng an ninh không chỉ đối với tỉnh Quảng Trị, khu vực Bắc Trung Bộ mà còn cả phạm vi Quốc gia.
- Cồn Cỏ nằm gần các tuyến giao thông biển Quốc gia - Quốc tế như: Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh - Singapo; Hải Phòng - Manila; Hải Phòng - Đà Nẵng; Đà Nẵng - Bến Thuỷ; Hải Phòng - Vladivostoc (Nga)... Do đó vị trí của Cồn Cỏ trực tiếp góp phần đảm bảo và thúc đẩy hoạt động lưu thông của các tuyến giao thông đường biển quan trọng này.
- Đảo Cồn Cỏ giữ vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng an ninh: đảo nằm trên đường cơ sở Cồn Cỏ, Việt Nam - Mũi Oanh Ca, Hải Nam, Trung Quốc của lãnh hải Việt Nam, là điểm để xác định cửa phía Nam vịnh Bắc Bộ. Cồn Cỏ và Bạch Long Vỹ là hải đảo có vị trí hết sức quan trọng trong việc phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Do vị trí chiến lược và điều kiện địa lý - kinh tế, Cồn Cỏ là một trong những đảo được xếp vào hệ thống đảo tiền tiêu trên vùng biển Việt Nam. Trên đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời quốc gia, kiểm tra hoạt động các tàu thuyền, bảo đảm an ninh - quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia cả trên đất liền, vùng trời lãnh hải trên biển. Với vị trí địa lý không quá xa bờ, Cồn Cỏ có lợi thế trong việc thúc đẩy ngành kinh tế du lịch của tỉnh Quảng Trị. Cồn Cỏ sẽ làm phong phú thêm tuyến du lịch lịch sử và sinh thải biển đảo kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng hào hùng trên đất Quảng Trị.

4. Dân số, nguồn nhân lực
Tổng dân số: khoảng 500 người, bao gồm cán bộ, chiến sỹ và người dân. Trong đó: số hộ dân: 19 hộ (72 người)
- Số dân trong độ tuổi lao động: 38 người.
- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo: 70%
5. Tiềm năng thế mạnh
Cơ cấu kinh tế huyện định hình và phát triển theo hướng du lịch, dịch vụ, thủy hải sản, trong đó lĩnh vực dịch vụ, du lịch ngày càng phát triển, hạ tầng và chất lượng phục vụ được nâng lên đáp ứng nhu cầu của du khách.
Cồn Cỏ có vị trí quan trọng đối với kinh tế biển: đảo nằm trong khu vực ngư trường Con Hổ (ngư trường miền Trung) có phạm vi gần vùng đánh cá chung, khi triển khai thực hiện Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa nước ta và Trung Quốc, hơn nữa trữ lượng khai thác cá lớn. Do vậy, đảo có thể trở thành căn cứ hậu cần thuận lợi phục vụ lực lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ không chỉ của Quảng Trị mà còn các địa phương khác.
Lĩnh vực phát triển kinh tế nổi bật: Phát triển du lịch sinh thái biển đảo với các sản phẩm, loại hình như tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, du lịch thể thao, lặn thám hiểm biển, câu cá, khám phá rừng nguyên sinh trên đảo.
6. Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu: Cồn Cỏ nằm trong khu vực khí hậu khác nghiệt của miền Trung, chịu tác động mạnh của gió Tây khô nóng. Tuy nhiên, với diện tích nhỏ lại khá xa bờ và bốn bề là biển nên đặc điểm khí hậu của đảo chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu hải dương mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều. Điều đó thể hiện khá rõ nét ở nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông thường cao hơn đất liền, biên độ dao động nhiệt độ không khí thấp hơn so với đất liền, lượng mưa trung bình năm lớn.
- Địa hình: Địa hình đảo Cồn Cỏ chủ yếu là gò đồi, được hình thành từ quá trình vận động phun trào của núi lửa, hình dạng chung của đảo gần tròn, có dạng vòm thoải. Hình dạng chung của đảo dạng vòm thoải, tức giống dạng hình yên ngựa theo hướng Bắc Nam với 02 đỉnh: Đỉnh phía Nam có độ cao 37 m và đỉnh trung tâm có độ cao lớn nhất 63,4 m. Toàn bộ Đảo có độ cao trung bình từ 7 m - 10 m so với mực nước biển. Ở phía Bắc, Phía Đông Bắc và phía Đông địa hình tương đối thoải, các khu vực khác có độ dốc khá lớn.
- Nguồn tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú của ngư trường Con Hổ rộng khoảng 9.000km2; tài nguyên sinh vật biển khá đa dạng như rong biển (52 loài thuộc 3 ngành trong đó có 48 loài có giá trị kinh tế cao), rặng san hô.Cồn Cỏ có 267 loài cá của 120 giống thuộc 69 họ, với trữ lượng khoảng 60.000 tấn/năm.  Ngoài ra còn có các loại giáp xác, nhuyển thể, cua, tôm hùm, ghẹ và cá thu, ngừ… có giá trị xuất khẩu cao.
7. Kết nối giao thông
- Đường biển: Cồn Cỏ là một đảo nằm giữa biển khơi, phương tiện đi lại chủ yếu bằng tàu thuyền.
- Lợi thế về vị trí của địa phương: Cồn Cỏ có vị trí khá thuận lợi về địa lý - kinh tế: vừa gần đất liền vừa có thể mở hướng vươn khơi thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đảo (dịch vụ, đánh bắt, nuôi trồng…) vừa thuận lợi cho phát triển giao thông đường biển, hoạt động du lịch.
8. Cơ sở hạ tầng
- Điện: Huyện đảo Cồn Cỏ đã được đầu tư xây dựng nhà máy phát điện diezel và phòng trực vận hành, lắp đặt 2 tổ phát điện diesel công suất 2x500kVA cùng tổ máy 250kVA được xây dựng trước đó để vận hành song song cấp điện liên tục cho đảo.
- Nước: Năm 2012, được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND tỉnh, huyện đảo Cồn Cỏ đã được đầu tư xây dựng hệ thống bể dự trữ nước mưa và nước ngầm. Sau đó, hai hồ chứa nước nhân tạo được đầu tư xây dựng trên đảo phục vụ việc tưới tiêu, kết hợp cấp nước sinh hoạt với dung tích 20.900 m3. Tuy nhiên, hệ thống cung cấp nước không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của cán bộ, chiến sĩ, người dân trên đảo cũng như khách tham quan. Hiện nay, UBND huyện đang hoàn thiện hồ sơ để đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước tập trung huyện đảo Cồn Cỏ giai đoạn hai để đảm bảo cung cấp nguồn nước cho cư dân sống trên đảo và khách tham quan.
- Hạ tầng viễn thông: Hiện nay, mạng internet đã được phũ sóng toàn đảo. 
- Hệ thống thu gom rác/rác thải: Huyện đã đầu tư xây dựng nhà máy thu gom rác đảm bảo lượng rác được thu gom và xử lý trên địa bàn đạt 90%.
9. Cơ sở hạ tầng xã hội - Dịch vụ hỗ trợ
- Trường học: Trên địa bàn có 01 trường học, đó là Trường Mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba với số lượng 12 cháu trong độ tuổi mầm non.
- Bệnh viện: Trung tâm Y tế quân- dân y huyện đảo Cồn Cỏ trực thuộc Sở Y tế, là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng khám, chữa bệnh và y tế dự phòng cho nhân dân và lưc lượng vũ trang trên đảo Cồn Cỏ.Số người làm việc của Trung tâm trong tổng số người làm việc hàng năm do UBND tỉnh giao cho Sở Y tế, có tăng cường một số cán bộ y tế biệt phái của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh.
- An ninh: Với sự phối hợp giữa công an huyện và các cơ quan đơn vị, tình hình an ninh trật tư trên địa bàn luôn được bảo đảm.
- Dịch vụ, du lịch, thương mại, lưu trú:
+ Phương tiện đi lại trên biển: Đi từ đất liền ra đảo bằng Tàu ConCo Tourist và Tàu Chín Nghĩa.
+ Phương tiện di chuyển trên đảo: Thuê xe điện hoặc xe máy thăm quan các điểm du lịch.
+ Cơ sở lưu trú: Hiện nay, có 09 cơ sở lưu trú, bao gồm: Nhà khách BCHQS huyện; Nhà khách Trạm điện; Nhà khách UBND huyện; Nhà khách BQL Cảng Cá; Homestay (Hoàng Liên, Trâm Anh, Sao Biển, Hưng Phương, Hải Âu).
- Công trình văn hóa, thể thao: Các hoạt động văn hoá xã hội được coi trọng, các thiết chế văn hoá được hình thành như: Nhà văn hoá, hệ thống thông tin liên lạc, Đài truyền thanh, Nhà Thi đấu TDTT Đa chức năng.
10. Ngành, nghề lĩnh vực tập trung thu hút đầu tư trong thời gian tới
Huyện đảo Cồn Cỏ tập trung thu hút đầu tư, phát triển các ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn; khai thác có hiệu quả các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch hiện có; đồng thời đẩy mạnh đầu tư, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nhằm tạo bước bứt phá cho lĩnh vực này, như: Từng bước hoàn thiện tuyến giao thông giữa đảo và đất liền, bến cảng du lịch; nâng cấp, mở rộng tuyến đường sinh thái, bãi tắm, âu tàu-cảng cá; xây dựng resort, nhà hàng, khách sạn, trung tâm giải trí, công viên; nâng cấp hạ tầng Trạm viễn thông Cồn Cỏ, bảo đảm thông suốt về thông tin, liên lạc và internet… 
11.  Thông tin đầu mối liên hệ khi nhà đầu tư yêu cầu:
- Họ và tên người đại diện: Ông Võ Văn Đống; Chức vụ: Trưởng phòng.
- Cơ quan: Phòng Kinh tế - Xã hội huyện đảo Cồn Cỏ
- Điện thoại: 0982313159.
12. Cung cấp thông tin cơ bản các KCC,CCN: Huyện không có KCC, CCN.

Ban biên tập
 

.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay327
  • Tổng lượt truy cập3.923.951