Chi tiết tin tức - Huyện Cồn Cỏ

Hải Lăng: Triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra

04/04/2022 2724 0

Ngày 2/4, Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện Hải Lăng đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp để triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra trên địa bàn. Tham dự cuộc họp có đồng chí Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.

Đồng chí Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại cuộc họp

      Tính đến ngày 2/4, mực nước trên các sông vẫn đang dâng cao làm ngập tràn hầu hết các tuyến đê bao vùng trũng Hải Lăng. Các tuyến đường liên thôn, xã ở Hải Lâm, Hải Phong và các khu dân cư tại các Càng đã chìm ngập, không đi lại được. Có hơn 809 hộ bị ngập nước từ 0,1-0,3m tại xã Hải Lâm, Hải Thượng, Hải Chánh, tổ chức di dời 02 hộ có nguy cơ lũ quét tại xã Hải Chánh. Do mưa lớn diện rộng, mực nước đổ về trên các sông dâng cao đã làm ngập úng hơn 6000 ha lúa, 1500 ha hoa màu và hơn 115 ha thủy sản.
 
     Tại cuộc họp, các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành đã đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng lũ lụt nghiêm trọng và hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Các đồng chí lãnh đạo phát biểu ý kiến, giải pháp tại cuộc họp


     Ngay sau cuộc họp, chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng đã dẫn đầu đoàn đi kiểm tra tình hình mưa lũ tại một số xã bị ngập nặng trên địa bàn. Đồng chí Võ Văn Hưng bày tỏ sự động viên, chia sẻ những thiệt hại nghiêm trọng mà nhân dân trên địa bàn huyện Hải Lăng đang gánh chịu do mưa lũ. Đồng thời đánh giá cao sự vào cuộc trong chỉ đạo, điều hành ứng phó với mưa lũ của địa phương, khẳng định UBND tỉnh sẽ cùng nỗ lực để nhanh chóng khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Đ/c Võ Văn Hưng động viên, chia sẻ với nhân dân chịu ảnh hưởng do mưa lũ trên địa bàn huyện Hải Lăng


     Đồng chí Võ Văn Hưng yêu cầu các sở, ban, ngành, huyện Hải Lăng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia kết hợp kinh nghiệm của người dân để đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng gia cố hệ thống đê bao, cống, đắp đập hạn chế nước tràn vào các vùng lúa, hoa màu chưa ngập úng. Xây dựng các phương án di dời, sơ tán dân khi cần thiết. Đặc biệt, giao ngành nông nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch, phương án để khắc phục thiệt hại và tổ chức khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống của nhân dân./.

Tác giả bài viết: Vy Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay575
  • Tổng lượt truy cập4.034.333