Chi tiết tin tức - Huyện Cồn Cỏ
Khuyến cáo các loại cua chứa độc tố, gây tử vong cao khi ăn
Cua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên không phải loại cua nào chúng ta cũng ăn được.
Mới đây, Theo thông tin của Trung tâm y tế quân dân Y huyện đảo Cồn Cỏ cho biết, Vào lúc 22h ngày 16/6/2023, đơn vị đã tiếp nhận 1 bệnh nhân trong tình trạng đau bụng, đi ngoài không tự chủ, bất tỉnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định do độc tố trong cua và có sử dụng bia rượu.
Theo lời kể của người đi cùng, ông Trần Chí H. 44 tuổi, trú tại thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ làm nghề thợ xây, ngày 16/6/2023 ông có ăn 1 con cua biển không rõ loại đã được luộc chính. Trong lúc ăn cua biển, ông H. có uống rượu. Sau khi ăn xong, ông thấy mệt kèm buồn nôn, đau bụng, đi ngoài không tự chủ và bất tỉnh. ông H được các anh em làm cùng đơn vị đưa đến cấp cứu tại Trung Tâm Y tế Quân dân Y huyện đảo Cồn Cỏ.
Qua thăm khám sơ bộ, các bác sĩ chẩn đoán nghi ông H. bị ngộ độc hải sản, có sử dụng bia rượu. Sau đó, bệnh nhân được sơ cấp cứu hồi sức.
Đến khoảng 23h20, bệnh nhân trở nặng, không đo được huyết áp, mạch. Dù đã được các y, bác sĩ tận tình cấp cứu, hồi sức tim phổi nhưng tình trạng của bệnh nhân không không cải thiện. Đến 23h30 cùng ngày, bệnh nhân tử vong.
Vì điều kiện thời tiết ở đảo không thuận lợi, sóng to, tàu thuyền không thể vào được nên đến ngày 17/6/2023, sau khi lực lượng chức năng tiến hành làm các thủ tục để đưa thi thể bệnh nhân vào đất liền. Uỷ ban nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ đã hỗ trợ 1 chuyến tàu để đưa nạn nhân vào đất liền và tổ chức thăm viếng, động viên gia đình người bị nạn.
Đây không phải trường hợp đầu tiên bị ngộ độc khi ăn cua biển không rõ loại. Trước đó cũng đã xảy ra trường hợp bị ngộ độc khi ăn cua ngoài biển, trên tàu bị ngộ độc và khi đưa vào bờ thì không kịp cứu chữa, đã có trường hợp bị tử vong trên đường tới viện. Vì vậy, mỗi cán bộ, chiến sĩ và người dân trên địa bàn huyện nên cẩn thận, cân nhắc khi ăn cua, không nên ăn các loại cua lạ, cua không rõ nguồn gốc.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam hiện nay có ít nhất tới 3 loại cua biển độc. Ngoài Cua mặt quỷ thì còn Cua hạt và Cua Phờ lo ri đa. Những loại cua này chủ yếu sống ở các vùng biển miền Trung, Nha Trang và một số vùng khác. Vị trí chứa các loại độc khác nhau của các loại cua là ở phần thịt, trứng.
Độc tố chính của cua gây tình trạng ngộ độc:
- Độc tố Tetrodotoxin, đây là một chất độc thần kinh mạnh.
- Gonyautoxin cũng là một số phân tử độc hại tương tự được tạo ra tự nhiên bởi tảo. Độc tố này là một phần của nhóm saxitoxin, đây là một nhóm lớn các chất độc thần kinh cùng với một phân tử còn được gọi là saxitoxin, neosaxitoxin và decarbamoylsaxitoxin.
Các độc tố này vô cùng bền vững với nhiệt. Điều này cho biết thêm rằng, sau khi được nấu chín thì các loại độc tố này vẫn còn. Vì vậy, dù nấu chín loại cua có độc thì lượng độc tố vẫn được giữ nguyên. Nguyên nhân này khiến con người bị ngộ độc khi ăn cua dù đã nấu chín.
Nguy hiểm hơn cả, khi các độc tố này xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh chóng gây tê liệt tất cả các cơ. Ban đầu sẽ xuất hiện hiện tượng tê bì môi, lưỡi, chân tay và lập tức sau đó là liệt tất cả các cơ, đồng tử bị giãn và có thể xảy ra tình trạng co giật, tụt huyết áp và rối loạn nhịp tim.
Đa số, các trường hợp tử vong do ngộ độc khi ăn thực phẩm có chứa độc tố này xảy ra là suy hô hấp do liệt các cơ.
*Biện pháp phòng ngừa ngộ độc
Vì vậy, phòng tránh ngộ độc khi ăn các loại cua biển lạ, cua không rõ nguồn gốc thì cần chú ý một vài vấn đề sau:
- Không tự ý ăn các loại cua kỳ lạ, có các hình hài khác thường tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.
- Dinh dưỡng hằng ngày có thể bổ sung bằng rất nhiều loại hải sản khác phổ biến hơn như mực, tôm, ghẹ hay cua quen thuộc.
-Người bị ngộ độc cần nhanh chóng được đưa tới bệnh viện để điều trị kịp thời.
* Người đi biển cần chuẩn bị gì?
- Than hoạt tính là một trong những vật dụng người đi biển cần tích trữ để sử dụng trong các trường hợp nếu nghi ngờ và có thể gây nôn, uống ngay tại chỗ nhằm mục đích giải độc.
- Khi ở trên tàu hay thuyền để đi biển, người dân cũng cần trang bị các phương tiện cấp cứu ban đầu.
- Quan trọng hơn cả, các ngư dân cần được tấp huấn các kiến thức sơ cứu ban đầu để có thể sơ cứu tại chỗ cho người bệnh bị ngộ độc nhanh chóng trước khi đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Ngộ độc khi ăn cua không rõ loại rất nguy hiểm tới tính mạng của người ăn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, không nên tự ý sử dụng các loại cua và các loại sinh vật biển khác không rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng.
Ý kiến bạn đọc
-
Đoàn Văn công Quân khu 4 tổ chức biễu diễn chương trình nghệ thuật tại Cồn Cỏ
(23/05/2023) -
Đại hội Công đoàn cơ sở huyện đảo Cồn Cỏ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028
(23/05/2023) -
Hội nghị trực báo UBND huyện tháng 3, tháng 4 năm 2023
(10/05/2023) -
Huyện ủy đảo Cồn Cỏ tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ
(28/04/2023) -
Đảng ủy Quân sự huyện đảo Cồn Cỏ sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020 -2025
(26/04/2023)
-
Đoàn cơ sở Quân sự huyện đảo Cồn Cỏ hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023
(24/04/2023) -
Đồn Biên phòng Cồn Cỏ tổ chức Ngày hội đọc sách
(24/04/2023) -
Tuần tra, xử lý tàu thuyền sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản trong khu vực bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ
(21/04/2023) -
Quảng Trị tổ chức Nhiều hoạt động kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước và 51 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị
(18/04/2023)