Chi tiết tin tức - Huyện Cồn Cỏ

Hải Lăng chuyển đổi hiệu quả mô hình cây trồng.

10:11, Thứ Hai, 17-10-2022 4717 0

Thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng trên một đơn vị diện tích, nhằm từng bước nâng cao năng suất và giá trị thu nhập...Nhiều năm qua huyện Hải Lăng đã chỉ đạo cho các địa phương vận động người nông dân chuyển đổi các loại cây trồng truyền thống...để đưa vào canh tác một số cây trồng có giá trị kinh tế cao... Sau 3 năm thực hiện chương trình đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Cây sen thu nhập cao ở những chân ruộng thấp trũng

     Xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng có khá nhiều diện tích đất thấp trũng sản xuất lúa kém hiệu quả. Để nâng cao thu nhập kinh tế trên một đơn vị diện tích, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi những diện tích ruộng thấp trũng sang trồng sen. Với những ưu điểm như dễ trồng, vốn đầu tư ít, thời gian sinh trưởng ngắn từ 3 – 4 tháng là cho thu hoạch; năng suất ổn định, dễ tiêu thụ… cây sen đã khẳng định là loại cây trồng phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, toàn xã Hải Lâm đã chuyển đổi 50 ha trồng sen đem lại hiệu quả kinh tế cao...Ông Hoàng Hoa Thám, Phó chủ tịch UBND xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng cho biết thêm: “ Việc chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã chúng tôi được thực hiện theo đúng kế hoạch chương trình của huyện đề ra. Chúng tôi đã rà soát từng vùng đất, từng loại cây trồng để đánh giá xem cây gì phù hợp với vùng đất nào và cho hiệu quả kinh tế ra sao để thực hiện chuyển đổi. Đối với vùng gò đồi chúng tôi chuyển đổi đưa vào trồng cây cam và những cây ăn quả khác, những chân ruộng thiếu nước tưới vào mùa hè chúng tôi chuyển qua trồng cây hoa màu và các chân ruộng sâu trũng trũng thì chúng tôi vận động bà con nông dân chuyển qua trồng cây sen. Đến nay cây sen cho thu nhập rất ổn định, giá bán cao, tạo nguồn thu nhập thêm cho các hộ gia đình...”

   Cây cam được chuyển đổi ở vùng gò đồi

                                                                                                     Cây cam được chuyển đổi ở vùng gò đồi

     Hiện trên địa bàn huyện Hải Lăng đã thực hiện thành công việc chuyển đổi hàng trăm héc ta đất gò đồi, đất vùng cát và ruộng lúa kém chất lượng...để đưa vào trồng các loại cây có giá trị cao như: Hồ tiêu, cam, bưởi, cây dược liệu, cây sen, cùng các loại cây có giá trị khác. Từ việc chuyển đổi cây trồng đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị năng suất và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Trung bình mỗi ha cây trồng được chuyển đổi đem lại thu nhập từ 100- 200 triệu đồng, riêng cây cam cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi ha. Mặc dù chuyển đổi với diện tích khá lớn, nhưng huyện Hải Lăng cũng đang chỉ đạo cho các địa phương chú trọng vào việc canh tác theo hướng hữu cơ, tạo sản phẩm sạch đối với người tiêu dùng. Ông Đào Văn Trẩm, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hải Lăng khẳng định: “ Việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu và hướng đi đúng, hiệu quả theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện. Thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện tiếp tục chuyển đổi các loại cây trồng có giá trị cao cả 3 vùng đồng bằng, vùng cát và vùng gò đồi...để qua đó tạo sự đột phát trong chiến lược phát triển kinh tế theo hướng đa dạng và nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, đồng thời chú trọng đến việc canh tác hữu cơ và chất lượng sản phẩm...”

     Chuyển đổi cơ cấu cây trồng không phải mới ở Quảng Trị nói chung. Nhưng chuyển đổi cây trồng theo hướng canh tác hữu cơ là một bước đi phù hợp ở huyện Hải Lăng trong việc nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích và tạo sản phẩm sạch cho nông sản địa phương...

                                                                                                                                                                               Đạo Thiện 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay184
  • Tổng lượt truy cập4.029.827