Chi tiết tin tức - Huyện Cồn Cỏ

Giới thiệu tổng quan về huyện đảo Cồn Cỏ

8:25, Thứ Tư, 20-1-2016 18124 0

Cồn Cỏ là hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc Việt Nam XHCN thuộc vùng biển Quảng Trị. Có vị trí đặc biệt: Là điểm phân chia Vịnh Bắc Bộ - Cửa ngỏ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ - là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, có toạ độ 17008’15’’ - 17010’05’’ vĩ độ Bắc; 1070,19’50” - 107020’40” kinh độ Đông. Cách đất liền từ 13 đến 17 hải lý (điểm gần nhất là Mũi Lay thuộc xã Vĩnh Thạch - Huyện Vĩnh Linh - Tỉnh Quảng Trị - 13 hải lý, cách Cửa Tùng – Xã Vĩnh Quang - Tỉnh Quảng Trị 15 hải lý và cách Cảng Cửa Việt – Xã Gio Việt - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị 17 hải lý); điểm cao nhất so mặt n­ớc biển là 63,4 m tổng diện tích tự nhiên là 230 ha; dân số khoảng 400 người (Tr­ước kia thuộc xã Vĩnh Quang - huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị).  
Từ đảo nhìn về phía Tây, sẽ thấy rừ màu xanh của vựng ven biển Cửa Tùng, Vịnh Mốc, Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, phía Tây Nam là dải bờ Nam sông Bến Hải. Với diện tích tự nhiên 230,39ha.
Theo sử sách thì từ thế kỷ thứ XVII - XVIII, trên con đ­ường giao l­ưu buôn bán, cư dân Đại Việt đã coi Cồn Cỏ là một điểm dừng.
T­ương truyền d­ưới thời nhà Nguyễn đây là nơi đày ải những ng­ười có tội. Theo các nhà khảo cổ, trong thời gian của những thế kỷ đầu công nguyên Cồn Cỏ đã từng có nhiều cư­ dân đặt chân đến và để lại nhiều dấu tích. Như­ vậy, đã từ lâu Cồn Cỏ được người Việt khám phá và đặt nền móng cho sự xác lập quyền quản lý đảo này.
Cồn Cỏ là đảo ven bờ, nằm ngoài khơi biển đông có độ cao trung bình từ 7 - 10 m so với mực nước biển. Trên đảo có 2 điểm cao: điểm phía Đông đảo 37m (vì vậy có tên điểm cao 37), điểm phía Tây - gần chính giữa đảo - là điểm cao 63,4m  đây là điểm cao nhất đảo.
Cồn Cỏ còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Thảo phù, Con Hổ, hay Hòn Mệ (theo cách gọi của ngư dân Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị).
Đứng trên cao nhìn xuống đảo như một con rùa khổng lồ hướng đầu về phía Tây Nam. Những ngày đẹp trời, từ Cửa Tùng có thể nhìn thấy đảo rất rõ với sự nhô lên 2 điểm cao làm nỗi bật màu xanh sẩm của đảo trên nền trời trong n­ước biếc.
Từ vị trí địa lý đó, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về quân sự, là vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc, là con mắt thần án ngữ biển đông, cảnh giới miền bắc XHCN, là điểm chốt phía nam Vịnh Bắc bộ suốt 50 năm qua.
Sau hiệp định Giơnevơ (1954) một thời gian dài đảo ch­ưa có ng­ười ở. Mùa thu năm 1959, tr­ước âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn lăm le chiếm đảo, chấp hành mệnh lệnh của Tư­ lệnh và Chính uỷ E270 thuộc đặc Khu Vĩnh Linh, một trung đội 127 ly của Trung đoàn 270 quân đội nhân dân Việt Nam do thiếu uý Dư­ơng Đức Thiện chỉ huy v­ượt sóng gió trùng d­ương ra đảo; đúng 11h ngày 08/8/1959 lá cờ đỏ sao vàng được cắm lên đảo, một lần nữa khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam.
Trải qua hơn 50 năm chiến đấu xây dựng và tr­ưởng thành. Ra đời trong những ngày đầu xây dựng CNXH và lớn lên dưới m­ưa bom bão đạn của kẻ thù. Cùng với quân và dân Vĩnh Linh luỹ thép, Cồn Cỏ đã trở thành biểu t­ượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. T­ượng đài bất khuất sừng sững giữa biển khơi làm nức lòng bạn bè trong n­ước và thế giới./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay151
  • Tổng lượt truy cập4.036.743